Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine
    Tin Việt Nam
Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Mỹ-Ấn ngập ngừng, Trung Quốc mừng thầm
Sự ngập ngừng của Mỹ và Ấn Độ đang khiến Trung Quốc mừng thầm và có cơ hội “chen ngang”.

 


Dè chừng lẫn nhau

 

Hôm nay (30/7), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có mặt tại New Delhi để tham dự Vòng đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn lần thứ năm. Sau chuyến công du New Delhi của Ngoại trưởng John Kerry, đầu tháng Tám tới, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng sẽ tới Ấn Độ. Trong khi đó, theo kế hoạch, Thủ tướng đắc cử của Ấn Độ Narendra Modi sẽ có chuyến thăm Mỹ vào tháng 9/2014 theo lời mời của Tổng thống Barack Obama.

 

Giới phân tích cho rằng các động thái ngoại giao dồn dập của Mỹ thể hiện mong muốn thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ và qua đó kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Tuy nhiên, các hoạt động bề nổi khó mang lại kết quả nhanh chóng bởi Mỹ và Ấn Độ không dễ dàng vượt qua các thách thức đang cản trở quan hệ song phương.

 


Quan hệ Mỹ-Ấn còn nhiều thách thức

 

Chuyến công du kéo dài 3 ngày tới Ấn Độ của ông Kerry lần này là cuộc tiếp xúc đầu tiên với chính quyền mới ở Ấn Độ và với tân Thủ tướng Modi. Qua chuyến thăm này, Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang tìm cách "cài đặt lại" quan hệ với Ấn Độ nói chung và với cá nhân ông Modi nói riêng.

 

Bên cạnh quan hệ Mỹ-Ấn ngày càng xấu đi do một loạt vấn đề, từ thương mại, tài sản trí tuệ tới tranh cãi xung quanh việc bắt giữ nhà ngoại giao Ấn Độ Devyani Khobragade, quan hệ giữa Mỹ với cá nhân tân Thủ tướng Modi cũng có nhiều “tì vết”.

 

Năm 2005, Mỹ từng từ chối cấp thị thực cho ông Modi sau khi xảy ra làn sóng bạo lực tại bang Gujarat, nơi ông Modi từng là Thủ hiến. Mỹ thậm chí đã cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với ông Modi. Tuy nhiên, sau khi đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của ông Modi giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5/2014, Mỹ đã nhanh chóng bày tỏ thiện chí muốn thiết lập lại quan hệ với ông Modi. Việc Tổng thống Barack Obama mời ông Modi tới thăm Mỹ vào tháng Chín tới được coi là sự thay đổi 180 độ của Mỹ đối với nhà lãnh đạo mới của Ấn Độ.

 


Mỹ thay đổi quan điểm đối với tân Thủ tướng Ân Độ Modi (trái)

 

Về quan hệ song phương, những trở ngại vẫn tồn tại dù Chính phủ Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh không ngừng thúc đẩy quan hệ với Mỹ, trong đó có các cuộc đối thoại chiến lược song phương với 5 trụ cột chính là hợp tác chiến lược, năng lượng-biến đổi khí hậu, giáo dục-phát triển, thương mại-nông nghiệp, khoa học-công nghệ, sức khỏe-cải cách từ năm 2009. Quan hệ song phương Mỹ-Ấn hiện vẫn bị đánh giá đang ở trong tình trạng u ám và giới phân tích đã đưa ra đánh giá bi quan về Vòng đối thoại thứ năm sắp tới.

 

Cách đây 4 năm, Tổng thống Obama đã tuyên bố quan hệ Mỹ-Ấn Độ có thể trở thành “một trong những quan hệ đối tác vững chắc của thế kỷ 21” và tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá quan hệ giữa hai nước “có tầm quan trọng chiến lược”.

 

Mặc dù giữa hai nước có nhiều điều kiện để trở thành đồng minh tự nhiên, như chia sẻ các mối quan ngại về khủng bố, kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng quan hệ song phương vẫn không thể có ngay được những tiến triển ngoạn mục. Các bất đồng về chế độ bảo hộ mậu dịch, về quyền sở hữu trí tuệ đã "đầu độc" bầu không khí hợp tác giữa hai bên. Ấn Độ vẫn thận trọng trước ý đồ chiến lược của Mỹ và cảnh giác trước sức mạnh của Mỹ.

 

Yếu tố Trung Quốc

 

Trong khi thận trọng với Mỹ, Ấn Độ lại gây ngạc nhiên lớn khi liên tiếp có những động thái “thân thiện” với Trung Quốc. Ông Modi đã cho phép Ngoại trưởng Trung Quốc là đại diện ngoại giao đầu tiên được đích thân ông đón tiếp, tiến hành một cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc và sau đó là tham dự cuộc gặp mà phía Ấn Độ đánh giá là "rất hữu ích" với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Brazil nhân Hội nghị thượng đỉnh nhóm BRICS.

 

Những động thái của ông Modi sẽ ít nhiều tác động tới "hợp tác chiến lược" Mỹ-Ấn. Việc ông Modi chìa tay ra với Trung Quốc và kêu gọi Trung Quốc đầu tư vào Ấn Độ, thậm chí còn được nhận định là dấu hiệu cho thấy Ấn Độ muốn tách khỏi chiến lược "tái cân bằng" mà Mỹ đang thúc đẩy tại châu Á-Thái Bình Dương.

 


Ông Modi và ông Tập Cận Bình tại Brazil ngày 20/7

 

Các động thái mới đây của Ấn Độ còn cho thấy, Chính phủ của ông Modi có chủ trương chống lại sự thống trị của phương Tây, trong đó có Mỹ, trong quan hệ kinh tế quốc tế. Một trong những quyết định đầu tiên của ông Modi khi vừa nhậm chức là ký thỏa thuận thành lập một ngân hàng phát triển của BRICS (gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi) nhằm thoát khỏi sự kiểm soát của các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bị coi là do Mỹ và châu Âu lũng đoạn.

 

Mặc dù vậy, Ấn Độ vẫn để cửa hợp tác với Mỹ và bắn tiếng cảnh báo tới Trung Quốc khi tham gia cuộc tập trận ba bên Mỹ-Nhật-Ấn tại Thái Bình Dương. Nhiều khả năng, hải quân Ấn Độ sẽ tiếp tục tham gia các cuộc tập trận khác cùng hải quân Mỹ tại Ấn Độ Dương, qua đó gửi thông điệp cứng rắn tới sự ve vãn có tính toán và các hành động khiêu khích của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ.

 

Cánh cửa vẫn mở

 

Theo giới phân tích, Mỹ và Ấn Độ dù còn nhiều trở ngại, song có rất nhiều cánh cửa để hai nước có thể mở ra và tạo đột phá trong quan hệ song phương. Lĩnh vực đầu tiên được nhắc tới chính là kinh tế.

 

Hồi cuối tháng Năm vừa qua, ngay sau khi ông Modi tuyên thệ nhậm chức, Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã đề cập đến việc “tiếp thêm sinh lực” cho quan hệ Mỹ-Ấn và bày tỏ hy vọng hai nước sẽ tăng kim ngạch thương mại song phương gấp 5 lần, lên 500 tỷ USD so với mức 100 tỷ USD hiện nay. Đây sẽ là chủ đề chính tại Vòng đối thoại chiến lược lần này.

 

Ngoài ra, Mỹ có thể nêu ra các vấn đề quốc tế nóng bỏng hiện nay để “đánh động” vai trò nước lớn của Ấn Độ. Các chủ đề mà Mỹ và Ấn Độ có thể cùng quan tâm và thảo luận gồm vấn đề Afghanistan, Syria, Iraq và tình hình biến động tại Trung Đông.

 


Hải quân Ấn Độ và Mỹ sẽ tiếp tục các cuộc tập trận chung ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

 

Việc bảo đảm sự chuyển giao quyền lực hòa bình tại Afghanistan sau năm 2014 và xóa bỏ sào huyệt của bọn khủng bố tại khu vực Afghanistan-Pakistan sẽ cần đến sự hợp tác chặt chẽ của Mỹ và Ấn Độ để thúc đẩy hòa bình và ổn định tại đất nước có nguy cơ bạo lực này. Mối đe dọa do các mạng lưới khủng bố xuyên quốc gia, chẳng hạn như phong trào ISIL tại Iraq cũng cần Mỹ và Ấn Độ tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố. Hai quốc gia này cũng cần hợp tác tích cực trong việc định hình một cấu trúc Đông Á và thúc đẩy an ninh hàng hải trong khu vực.

 

Cả Mỹ và Ấn Độ đều coi trọng quan hệ song phương, trong đó kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc là một trong những mục tiêu chiến lược. Tuy nhiên, sự lưỡng lự và những tranh cãi “vặt” đang cản trở bước tiến trong quan hệ Mỹ-Ấn khiến một kẻ thứ ba đang mừng thầm.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)
    Mỹ trừng phạt nhiều công ty Trung Quốc liên quan vụ khinh khí cầu do thám (10-05-2024)
    Mỹ dọa dừng cấp vũ khí cho Israel: Bề nổi của tảng băng chìm (10-05-2024)
    'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn (10-05-2024)
    Ukraine đang giấu mình trong lòng đất (10-05-2024)
    Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng (09-05-2024)
    Campuchia nói về sự hiện diện của 2 tàu chiến Trung Quốc ở quân cảng Ream (09-05-2024)
    Iran cảnh báo thay đổi học thuyết hạt nhân nếu sự tồn tại bị Israel đe dọa (09-05-2024)
    Ukraine lo sợ Nga sẽ tiến sâu vào trung tâm nếu giành được Chasiv Yar (09-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Siêu cường Mỹ đã lên đến đỉnh?-Kỳ 2 (30-07-2014)
    Quan hệ Mỹ - Ấn đang đứng trước những thách thức gì? (29-07-2014)
    Nhật Bản ra "đòn" mới, siết chặt "gọng kìm" vây quanh Trung Quốc (29-07-2014)
    "Kiev không cầm cự được đến 2015 nếu Mỹ không giúp" (29-07-2014)
    Cáo buộc Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ Ấn Độ (29-07-2014)
    Siêu cường Mỹ đã lên đến đỉnh?-Kỳ 1 (29-07-2014)
    Nga tuyên bố sẽ ra tay nếu có kẻ động đến Crimea (29-07-2014)
    Mâu thuẫn của Israel trong cuộc chiến ở Dải Gaza (28-07-2014)
    Chiến tranh sách giáo khoa tại Đông Á (28-07-2014)
    Cuộc chiến của các tài phiệt: Nội chiến Ukraine mới bắt đầu (28-07-2014)
    Hợp tác quân sự, một lá bài trong chính sách 'xoay trục' của Nga (28-07-2014)
    “Biến cố MH17” và nước cờ chiến lược của ông Obama “đáp trả” Nga (28-07-2014)
    Trung Quốc muốn thành "ông Kẹ" dọa thế giới (26-07-2014)
    Nga “xoay” sang châu Á bằng chính sách năng lượng (26-07-2014)
    Chỉ tội dân Gaza! (26-07-2014)
    Bắc Kinh không thể chơi “luật rừng” (26-07-2014)
    Tai nạn máy bay liên tiếp: Lời nguyền bí ẩn?  (26-07-2014)
    Báo Mỹ: Việt Nam là đối thủ rất khó chịu của Trung Quốc (26-07-2014)
    Chính trường Ukraine: Lại nổi cơn sóng gió (26-07-2014)
    Trung Quốc chơi trò mai phục và “cắt bánh” (26-07-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153047401.